5 kỹ năng về cách ứng xử, giao tiếp bố mẹ nên dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ
Những đứa trẻ khi có khả năng nhận thức phát triển tốt thường sẽ học hỏi và làm theo những lời nói, hành động của người lớn. Vì vậy, việc dạy cho trẻ những kỹ năng quan trọng như cách ứng xử, giao tiếp từ khi còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng.
1. Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn và lời xin lỗi
Một đứa trẻ được giáo dục tốt nên biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, đây là một phần quan trọng phản ánh được cách giáo dục con cái của phụ huynh có hiệu quả hay không.
Dạy trẻ biết nói lời xin lỗi và lời cảm ơn
Khi trẻ biết nói cảm ơn, thể hiện sự tôn trọng đối với những người đã giúp đỡ mình, hiểu được sự đóng góp của mọi người đều là có giá trị và đáng được trân trọng.
Hơn nữa, nếu trẻ biết nói lời xin lỗi khi mắc phải lỗi lầm cũng cho thấy trẻ biết cách nhìn nhận và chịu trách nhiệm về việc mình đã làm sai, ảnh hưởng người khác.
Nếu trẻ được dạy điều này từ sớm và tiếp tục phát huy sẽ góp phần xây dựng niềm tin và sự tương tác tích cực đối với mọi người xung quanh.
2. Dạy trẻ cách chào hỏi và quan tâm đến mọi người
Kỹ năng chào hỏi và quan tâm đến những người thân là một trong những kỹ năng quan trọng mà bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ. Khi trẻ biết cách quan tâm đến người khác sẽ phát triển khả năng đồng cảm, lắng nghe và thấu hiểu. Từ đó, giúp trẻ ngày càng có sự kết nối, lòng tin của mọi người một cách hiệu quả.
Dạy trẻ biết cách chào hỏi và quan tâm đến mọi người xung quanh
3. Trả lời câu hỏi của người khác bằng câu hoàn chỉnh
Trẻ nhỏ thường có vốn từ hạn chế, nên đôi khi trong giao tiếp sẽ trả lời một cách trống không, không đầy đủ câu từ. Vì vậy, bố mẹ nên dạy cho trẻ kỹ năng dùng câu hoàn chỉnh mỗi khi trả lời ai đó, đây là điều quan trọng giúp trẻ có thể cải thiện được vốn từ cũng như khả năng giao tiếp của mình.
Hơn nữa, khi trẻ trả lời một cách rành mạch, rõ ràng sẽ thể hiện sự lịch sự và tạo tương tác tốt khi trò chuyện.
4. Dạy trẻ giao tiếp lịch sự với người lớn tuổi
Một trong những kỹ năng mà bố mệ nên dạy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là cách giao tiếp lịch sự với người lớn tuổi trong gia đình. Những thói quen như gật, lắc đầu hay trả lời trống không với người lớn cần phải được điều chỉnh lại.
Một đứa trẻ biết cách chào hỏi, dạ thưa với người lớn sẽ tạo sự thiện cảm tốt hơn, đây cùng là hành động giúp bé thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn.
5. Dạy trẻ tôn trọng ý kiến, cảm xúc của người xung quanh
Một đứa trẻ biết cách tôn trọng ý kiến, cảm xúc của người xung quanh có thể sẽ xây dựng mối quan hệ tốt và làm việc nhóm hiệu quả. Trẻ có thể nêu lên những ý kiến của bản thân một cách tích cực chứ không phải là những lời chê bai, chỉ trích.
Dạy trẻ cách tôn trọng ý kiến và cảm xúc của người xung quanh
Bằng cách lắng nghe ý kiến, cảm xúc của người xung quanh giúp trẻ có thể học hỏi, mở rộng thêm nhiều kiến thức, từ đó phát triển tư duy.