5 cách nuôi dạy con sai lầm thường gặp có thể tạo gây mất đoàn kết giữa các con
Đôi khi chỉ vì những sai lầm trong cách nuôi dạy con của ba mẹ mà dẫn đến những tổn thương ở trẻ, và điều này có thể tạo nên sự chia rẽ giữa các con trong gia đình. Cùng điểm qua 5 lỗi sai thường gặp của ba mẹ âm thầm tạo nên sự chia rẽ giữa các con.
1. Thường xuyên so sánh các con
Thường xuyên so sánh các con với nhau
Thường xuyên so sánh các con với nhau là một điều không nên làm, bởi có thể gây ra một số hệ quả tiêu cực như:
· Tạo áp lực và căng thẳng vì trẻ sẽ cảm thấy phải cạnh tranh với các anh chị em do lo lắng mình sẽ bị thua.
· Trẻ sẽ bị mất tự tin, cho mình kém cỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển.
· So sánh các con với nhau khiến cho mối quan hệ giữa các anh chị em xấu đi.
· Cảm xúc tiêu cực quay quanh nhất là khi trẻ cảm thấy không đạt được theo sự kỳ vọng của bố mẹ.
· Trẻ em có thể mất hứng thú và động lực để làm những việc mới mẻ.
· Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này.
Vì vậy, tốt nhất ba mẹ không nên so sánh giữa đứa trẻ này với đứa trẻ khác trong một nhà, mà hãy công nhận những thành tựu riêng của con.
2. Dành sự ưu tiên hay thiên vị một bé nào đó
Việc ba mẹ thiên vị với một đứa trẻ trong nhà, vô tình sẽ gây ra những điều tiêu cực sau:
· Ảnh hưởng đến tình cảm giữa các anh chị em trong nhà, đứa con không được quan tâm sẽ cảm thấy giống như mình bị bỏ rơi, buồn bã và có cái nhìn xấu về anh chị em của mình.
· Đứa trẻ không được ưu tiên sẽ cảm thấy mất tự tin, thiếu động lực để cố gắng vì không được công nhận.
· Những đứa trẻ được thiên vị có thể bị căng thẳng, áp lực để làm sao duy trì sự ưu ái của ba mẹ.
· Mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái dần trở nê căng thẳng, xa cách hơn vì không đối xử bình đẳng.
Có sự ưu tiên hay thiên vị một bé nào đó
Nuôi dạy con một cách công bằng, không thiên bị là điều quan trọng, giúp gia đình hòa thuận, con cái phát triển toàn diện về tâm lý và cảm xúc.
3. Can thiệp quá sâu vào những cuộc tranh cãi đơn giản của các con
Việc ba mẹ can thiệp quá sâu vào những cuộc cãi vã đơn giản giữa các con có thể dẫn đến một số hậu quả:
· Trẻ sẽ không học được cách tự giải quyết các xung đột có thể xảy ra đột ngột, nếu cha mẹ luôn tìm cách can thiệp.
· Trẻ dần phụ thuộc vào ba mẹ, thay vì tự lập giải quyết vấn đề.
·Đôi khi ba mẹ có cách giải quyết không công bằng cũng khiến các con cảm thấy bất công, gây mất tình cảm trong mối quan hệ giữa các chị em.
·Xung đột đôi khi giúp các con được cách kiểm soát cảm xúc, học hỏi cách thương lượng và tôn trọng người khác.
Do đó, ba mẹ nên là người hỗ trợ, hướng dẫn con có thể tự giải quyết các xung đột, chú ý đâu là thời điểm tốt nhất để sự can thiệp không ảnh hưởng đến mối quan hệ của các con.
4. Phạt, la mắng bé trước mặt bé khác
Phạt, la mắng một bé trước mặt bé khác
Hành động phạt, la mắng bé trước mặt bé khác tưởng chừng như vô hại nhưng để lại nhiều hậu quả:
·Không khí gia đình trở nên căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm lý của 2 trẻ.
·Những đứa trẻ chứng kiến có thể học theo cách này mà có hành vi tương tự với người khác.
·Làm ảnh hưởng lớn đến lòng tự trọng của con khi bị la mắng trước mặt người khác.
·Nếu việc phạt không công bằng sẽ tạo nên tâm lí bất công, thiên vị ở trẻ.
· Làm giảm sự tôn trọng của con dành cho cha mẹ
Vậy nên, tốt nhất ba mẹ nên giải quyết vấn đề một cách riêng tư và tôn trọng.
5. Bỏ qua hoặc cho trẻ chưa biết gì
Đôi khi, ba mẹ thường buông lời bỏ qua vì cho là trẻ nhỏ chưa biết gì, điều này cũng có thể để lại một số hậu quả tiêu cực:
·Trẻ sẽ nghĩ rằng điều mình làm là có thể chấp nhận được và sẽ lặp lại trong tương lai.
·Trẻ sẽ không phải đối mặt với những hành vi sai lầm mà mình phạm phải và sẽ thiếu tôn trọng người khác.
Việc can thiệp và giáo dục con cái kịp thời là điều quan trọng, giúp con biết cách đối xử tôn trọng lẫn nhau.