Mẹo giúp bạn tiêu tiền thông minh nhất ai cũng nên áp dụng
Bạn hiểu rõ việc giữ được bao nhiêu tiền sẽ quan trọng hơn là kiếm được bao nhiêu? Hãy để chúng tôi mạch bạn một vài mẹo giúp bạn trở thành người tiêu tiền thông minh nhất.
Hiểu rằng lương sẽ không đồng nghĩa với tiền tiết kiệm
Bạn giữ được bao nhiêu tiền sẽ quan trọng hơn là kiếm được bao nhiêu. Rất nhiều người không hiểu được chân lý đơn giản này. Lương cao sẽ không đồng nghĩa với sự giàu có. Và lương thấp cũng sẽ chẳng khiến bạn nghèo đi. Vấn đề nằm ở chỗ rằng bạn tiết kiệm được bao nhiêu từ số đó mà thôi.
Đừng lạm dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng chính là cạm bẫy ngọt ngào, điều này sẽ khiến bạn dễ dàng mắc nợ và quay cuồng với việc trả lãi. Do đó, hãy sử dụng tiền mặt và hạn chế quẹt thẻ. Nếu dùng thẻ, hãy nên nhớ trả hết càng sớm càng tốt.
Thẻ tín dụng chính là cạm bẫy ngọt ngào, điều này sẽ khiến bạn dễ dàng mắc nợ.
Sống dưới mức thu nhập, thay vì bằng thu nhập
Cách duy nhất giúp bản thân luôn tự chủ về tài chính, đó là tiêu ít hơn khả năng mua sắm của mình.
Mỗi năm tiết kiệm thêm một ít
Khi mở tài khoản tiết kiệm, bạn đừng cố định khoản tiền của mình đóng vào đó. Giả sử, nếu bạn được tăng lương, bạn cũng nên gia tăng số tương ứng vào tài khoản của mình. Đây chính là cách xây dựng tài sản chắc chắn nhất.
Nói không với mua sắm bốc đồng
Với sự tiện lợi khi ta có thể truy cập 24 giờ vào các giao dịch trực tuyến hấp dẫn, việc cưỡng lại các đợt giảm giá sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, có một số mẹo đơn giản giúp bạn có thể tránh được việc trở nên quá nhiệt tình với các chi tiêu trực tuyến thiếu suy nghĩ: Không nên lưu thông tin thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng trên máy tính hoặc với các nhà bán lẻ trực tuyến. Trong khoảng thời gian đi lục lại thẻ của mình, hãy tạm dừng và tự hỏi: "Tôi có thực sự có cần thứ này không?" Chính thao tác nhanh chóng này sẽ mang đến cho bạn cơ hội đánh giá lại mọi thứ trước khi chi tiêu.
Tự thưởng cho mình (sau khi đã tiết kiệm)
Mary Beth Storjohann, một nhà lập kế hoạch tài chính cho biết: "Mọi người có xu hướng thường hợp lý hóa chi tiêu của mình bằng cách nói: 'Tôi đã làm việc vô cùng chăm chỉ, tôi xứng đáng với điều này', ngay cả khi họ không đủ khả năng chi trả. Nhưng điều đó sẽ giúp thúc đẩy chu kỳ chi tiêu hoang phí mà thôi."
Tự thưởng cho mình (sau khi đã tiết kiệm).
Việc lập kế hoạch cho phần thưởng xứng đáng và tránh mua hàng theo cảm xúc bốc đồng bằng cách xây dựng hệ thống phần thưởng trong vòng ngân sách cho phép của bạn. Tạo các mốc tiết kiệm và mốc thời gian khi bạn dành tự thưởng cho chính mình.
Làm thế nào để bạn biết khi nào nên dành phần thưởng cho chính mình? Khi bạn cho thấy mình có trách nhiệm trong vấn đề tài chính. Và hãy nhớ rằng: đừng tiêu nhiều hơn số tiền mà bạn đã để dành. Nó sẽ khiến phần thưởng của bạn xứng đáng được chờ đợi hơn nhiều.
Mục tiêu: Linh hoạt nhưng có trách nhiệm với ngân sách của chính bản thân mình.
Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra được những động thái tài chính nhỏ mà bạn thực hiện hàng ngày có thể giúp bạn đưa đến gần hơn với những mục tiêu quan trọng hơn và lớn hơn ra sao.