7 loại rau chứa nhiều ký sinh trùng nên rửa kỹ trước khi ăn
Một số loại rau củ có thể chứa các loại ký sinh trùng gây hại cho cơ thể. Quá trình sơ chế và chế biến cẩn thận có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Súp lơ
Súp lơ trắng, súp lơ xanh (hay còn gọi là bông cải trắng/xanh) là loại rau có chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bề mặt của súp lơ không bằng phẳng nên rất khó để rửa sạch. Nó có thể chứa vô số chất bẩn, vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh cho con người.
Quá trình sơ chế và chế biến không cẩn thận, chất bẩn và ký sinh trùng không được làm sạch hoàng toàn có thể xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, khi ăn súp lơ, chúng ta nên rửa sạch rau dưới vòi nước chảy và nấu chín, không nên ăn sống.
Xà lách
Loại rau xanh này cũng là món ăn lý tưởng của những loại côn trùng. Chúng ta thường ăn xà lách sống hoặc để trộn salad. Nếu quá trình sơ chế không đảm bảo, các ký sinh trùng bám trên bề mặt không được làm sạch sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Khi rửa xà lách, bạn nên tách và rửa từng lá. Tránh rửa cả cây trong nước. Như vậy sẽ không làm sạch được đất cát bám giữa các bẹ lá và trứng côn trùng bám trên lá rau.
Bắp cải
Các lá bắp cải với nhiều đường vân và cuộn lại với nhau là địa điểm lý tưởng cho các loại sâu bọ, ký sinh trùng trú nhủ. Đặc biệt là bắp cải tím thường được dùng làm các món salad. Nhìn bề mặt bóng láng bên ngoài của cây bắp cải nhưng giữa các lớp lá có thể chứa nhiều chất bẩn. Nếu không làm sạch cẩn thận sẽ gây bệnh cho con người.
Do đó, bạn cũng nên tách từng lá bắp cải giống như khi làm với xà lách và rửa thật sạch rồi mới đem đi chế biến.
Rau muống
Rau muống rất dễ bị sâu bệnh. Đặc biệt là loại rau muống nước trồng trong môi trường nước rất dễ trở thành "ổ" của các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Do đó, bạn hãy rửa rau thật sạch trước khi chế biến và hạn chế ăn rau muống sống.
Cần tây
Cần tây là loại rau được chị em yêu thích vì có tác dụng giảm cân tốt. Cần tây được chia ra hai loại: cần tây cạn và cần tây nước.
Trong đó, loại cần tây nước cũng giống với rau muống được trồng trong nước nên dễ bị nhiễm ký sinh trùng hơn so với cần tây cạn.
Nếu dùng cần tây để ăn sống, rất có khả ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Khi sơ chế cần tây, bạn cần tách từng bẹ ra và rửa thật sạch dưới vòi nước chảy rồi mới đem đi chế biến.
Củ sen
Củ sen sống trong môi trường bùn lầy nên chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng.
Nếu không làm sạch phần vỏ và các lỗ của củ sen trước khi ăn, chất bẩn và ký sinh trùng rất dễ tồn đọng và đi vào cơ thể.
Măng tây
Măng tây sống trong môi trường bùn đất bao quanh nên có khả năng chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Nếu thường xuyên ăn măng tây mà không rửa sạch sẽ thì có nguy cơ mắc bệnh, gây hại cho đường tiêu hóa.